Chó Pug mặt xệ là giống cảnh khuyển sở hữu kích thước cơ thể nhỏ nhắn và có nguy cơ bị béo phì cao. Với bất kỳ ai, mắc béo phì đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tuổi thọ. Với cún cưng Pug, nhiều người cho rằng dư ký, béo mập sẽ giúp chúng trông đáng yêu hơn.
Tuy nhiên, nếu tình trạng tăng cân của chúng diễn ra quá mức, Pug sẽ mắc nhiều căn bệnh và ảnh hưởng rất lớn tới số tuổi thọ. Vậy làm thế nào để giúp Pug duy trì cân nặng hợp lý? Hãy cùng Petme tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này.
Pug thừa cân là tốt hay xấu?
Pug là giống cảnh khuyển mặt xệ với cơ thể nhỏ nhắn, thân hình to mập. Ngay từ lúc mới sinh, những anh bạn này đã gặp phải một hội chứng gây cản trở đường thở có tên là Brachycephalic (BAS).
Những khiếm khuyết về đường thở này có liên quan như thế nào đến cân nặng của Pug? Rất đơn giản: Pug có cân nặng càng lớn thì việc thở sẽ càng khó khăn. Những bé cún bị thừa cân, béo phì quá mức có thể khó nhận được lượng oxy cần thiết cho các hoạt động.
Ngoài ra, cân nặng dư thừa còn khiến giống cảnh khuyển này gặp nhiều vấn đề khác như:
- Dễ bị stress vào mùa hè, khi thời tiết khô nóng, nhiệt độ cao.
- Áp lực cân nặng lớn tác động lên khớp dễ gây các bệnh viêm khớp.
- Cơ thể cún dễ bị các bệnh như tiểu đường hoặc bệnh gan nhiễm mỡ do cân nặng tác động đến việc chuyển hoá, đào thải các chất cũng như hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
- Ngấn mỡ dư thừa khiến các nếp nhăn hằn sâu, khó vệ sinh, dễ bị bẩn, nhiễm trùng.
Vì sao Pug bị béo phì?
Pug bị béo phì có 2 lý do chính:
- Cơ thể của chúng dễ tăng hơn những giống cảnh khuyển khác.
- Pug háu ăn, không kén ăn và ăn hết tất cả những gì bạn cho vào đĩa thức ăn của chúng. Do đó nếu không kiểm soát, Pug sẽ tăng cân một cách nhanh chóng.

Trong khi đó, giống cảnh khuyển chân ngắn này lại không thích vận động và khả năng vận liên tục bị hạn chế. Điều đó xuất phát từ vấn đề hô hấp bẩm sinh cùng cơ thể không được sinh ra để vận động ở cường độ cao. Năng lượng nạp vào cơ thể không được quá trình vận động tiêu hao đã khiến Pug bị béo phì.
Để giúp chú cún Pug có một sức khỏe tốt, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn cách nuôi chó Pug “mặt xệ” chuẩn nhất 2021
Bệnh béo phì ở chó Pug là gì?
Béo phì ở chó Pug là một trong số những căn bệnh phổ biến nhất của thú cưng. Mặc dù, chó mập khiến nhiều chủ nuôi yêu thích, tuy nhiên việc chó tăng cân mất kiểm soát lại khiến chó bị béo phì.
Bệnh béo phì không những gây ra nhiều khó khăn trong di chuyển mà còn là nguyên nhân của nhiều căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh béo phì ở chó trong bài viết này nhé.
Béo phì ở chó Pug được định nghĩa là sự tích tụ quá mức chất béo trong cơ thể. Có 25 tới 40% số lượng chó gần như hoặc có nguy cơ béo phì. Đây là tình trạng sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng phổ biến nhất của chó.
Nguyên nhân sơ cấp của tình trạng này là ăn quá nhiều và ít vận động. Khi lượng calo tiêu thụ lớn hơn lượng nạp vào, phần thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo.
Chỉ tiêu thụ thêm 1% lượng calo sẽ dẫn tới 25% nguy cơ béo phì ở độ tuổi trung niên của chó.
Hầu hết chủ nuôi không nhận ra chó béo phì tới khi đưa chó đi khám vì nguyên nhân khác. Chó thường bắt đầu tăng cân từ từ và phải đánh giá trọng lượng chúng chi tiết mới nhận ra được sự hiện diện dần dần của béo phì.
Chó béo phì có thể bị khó thở hoặc khó khăn khi di chuyển, hơn nữa còn chịu nhiệt kém và ít vận động, khiến chó luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Thang đo mức độ béo phì của Pug
Việc xác định Pug có bị béo phì hay không không chỉ dựa vào chỉ số cân nặng. Do đó, để xác định cún cưng có bị béo phì hay không, mời bạn đọc theo dõi thang tính Điểm chỉ số cơ thể tại hình dưới.

Theo thang đo, điểm cao nhất là 9 (cũng có thể tối đa là 5 ở một số nơi). Cụ thể, nếu có điểm 1/9 nghĩa là cún quá gầy, 4-5/9 là số điểm lý tưởng trong khi số 9/9 là cún bị béo phì.
2 cách giúp bạn kiểm tra Pug đang bị thừa cân
Những cách giúp bạn nhận ra cún cưng Pug mặt xệ đang trong tình trạng thừa cân, béo phì:
- Dùng tay không sờ ở mấu xương sườn, xương ức của Pug xem có thấy hay không?
- Có thể xác định rõ vòng eo của cún hay không? (Nghĩa là vòng bụng có đủ độ hóp để phân biệt với các phần khác như ngực và hông hay không?)
Một bé Pug sở hữu thân hình cân đối chỉ có lớp mỡ mỏng bao phủ xương sườn. Chỉ với tay không, bạn có thể dễ dàng cảm nhận và đếm từng chiếc xương sườn và lớp đệm mềm mại bên ngoài.
Nếu việc cảm nhận xương sườn trở nên khó khăn, chắc hẳn Pug mặt xệ đang có quá nhiều chất béo. Vòng eo của Pug có đôi chút khác biệt so với các giống khác. Tuy nhiên, một bé Pug khỏe mạnh vẫn thường có phần eo nhỏ.
Chẩn đoán bệnh béo phì ở chó Pug
Chăm sóc thú y nên bao gồm những chẩn đoán xét nghiệm để đánh giá tổng quan sức khỏe và đưa ra một số lời khuyên giúp chó Pug giảm cân.
Những xét nghiệm chẩn đoán có thể bao gồm:
- Khám sức khỏe chuyên sâu, bao gồm xác định cân nặng và chỉ số cơ thể. Đánh giá sự thay đổi trọng lượng của chó chi tiết giúp cho việc thiết lập kế hoạch giảm cân dễ dàng hơn và phát hiện ra những yếu tố hoặc thay đổi trong môi trường liên quan tới việc tăng cân.
- Thực hiện xét nghiệm máu bao gồm công thức máu hoàn chỉnh, xét nghiệm huyết thanh và phân tích nước tiểu xem có bệnh lý nền hay không.
- Nếu kết quả xét nghiệm phát hiện ra vấn đề, những xét nghiệm bổ sung sẽ được thực hiện để xác định tình trạng cụ thể trước khi bắt đầu lập phác đồ giảm cân.
- Đánh giá hoạt động tiêu hóa hằng ngày của chó từ tất cả loại thực phẩm: bao gồm thức ăn chính, đồ ăn vặt, đồ ăn thưởng và những bài tập thể dục – chúng rất quan trọng trong việc thiết lập một kế hoạch giảm cân thành công.
- Tính toán kỹ lưỡng lượng calo tiêu thụ: nếu chúng vượt quá năng lượng cần thiết hằng ngày, thì thừa năng lượng là nguyên nhân gây ra béo phì.
Ngoài ra, nếu chó bị béo phì nặng thì việc chẩn đoán cần thực hiện kỹ lưỡng hơn bao gồm các bước sau:
- Đo nồng độ glucose (đường) trong máu và nước tiểu. Bệnh đái tháo đường có thể được chẩn đoán dựa trên việc phát hiện mức đường huyết cao và dương tính với glucose trong nước tiểu bằng cách dùng một loạt các phép đo đường huyết.
- Đo nồng độ cortisol trong nước tiểu: Tính tỷ lệ creatinin. Nếu tỉ lệ cao, chó có khả năng mắc hội chứng Cushing.
- Kích thích hormon vỏ thượng thận (ACTH). Đây là một xét nghiệm hiệu quả được sử dụng để chẩn đoán hội chứng Cushing.
- Xét nghiệm Dexamethasone liều thấp. Xét nghiệm này được sử dụng để kết hợp với cortisol trong nước tiểu: dùng tỷ lệ creatinin và xét nghiệm ACTH để chẩn đoán hội chứng Cushing.
Làm thế nào để giúp Pug không bị béo phì?
Chìa khóa để giúp Pug không bị béo phì là chính bạn phải lên kế hoạch hợp lý cho từng bữa ăn của cún cưng.
Petme khuyên bạn không nên cho cún ăn nhiều đồ ăn vặt khi chưa đến bữa chính. Việc bạn dễ dãi trong việc cho Pug ăn bất cứ lúc nào sẽ khiến cún dễ dàng tăng cân. Luôn ghi nhớ: Cho Pug ăn đúng lượng (chú ý không cho ăn quá nhiều); luôn cẩn thận khi lựa chọn món ăn.
Việc cho Pug ăn đủ, đúng định lượng ngay từ khi còn nhỏ là một cách rèn luyện hữu ích. Chúng sẽ không kỳ vọng, không thèm thuồng hay đòi chủ cho thêm thức ăn. Tương tự, quy tắc trên cũng được áp dụng đối với từng món ăn.
Điều quan trọng là bạn cần luôn đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý. Pug lúc nhỏ phát triển rất nhanh và cần bạn thường xuyên theo dõi cân nặng.
Từ chỉ số cơ thể và tốc độ phát triển đã theo dõi được, bạn có thể điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, phát triển của thú cưng.
Bạn có thể tham khảo thức ăn dành cho Pug qua bài viết: “Thức ăn cho chó Pug: nên và không nên ăn gì?“.
Làm thế nào để giúp Pug giảm cân?
Để giúp Pug mặt xệ lấy lại vóc dáng và cơ thể lý tưởng, bạn có thể thực hiện lần lượt theo các bước hướng dẫn sau.
Bước 1: Ước tính tình trạng cơ thể của cún cưng
Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra ngay tại nhà. Nếu Pug có dấu hiệu thừa cân, bạn nên tìm đến cơ sở thú y để hỏi ý kiến các bác sĩ.

Bước 2: Cân pug để xác định chính xác trọng lượng
Bước 3: Đưa ra trọng lượng lý tưởng
Dựa vào chiều cao, độ tuổi,… đưa ra trọng lượng cơ thể lý tưởng. Ở bước này, bạn nên nhờ đến bác sĩ thú y để xác định giá trị chuẩn nhất.
Bước 4: Đưa ra kế hoạch giảm cân thực tế
Bạn cần nhờ bác sĩ tính toán và đưa ra lượng calo cần thiết cho cơ thể của mỗi bé Pug. Từ đây, tạo ra một danh sách những loại thực phẩm nên và không nên cho cún ăn. Và bạn cũng cần nhớ, mỗi bé cún có sở thích không giống nhau. Do đó, hãy theo dõi và thay đổi bữa ăn sao cho cún cảm thấy thoải mái và nhàm chán với chế độ giảm cân.
Bước 5: Áp dụng chế độ ăn đã được đề ra
Trong quá trình giảm cân, Petme nhắc bạn không cần quá cấp thiết để đảm bảo an toàn sức khoẻ cún cưng. An toàn nhất là việc Pug giảm được 1% trọng lượng cơ thể sau mỗi tuần. Giảm nhiều hơn chưa chắc đã tốt vì có thể khiến cún bị tiêu giảm cơ bắp, mất sức, mệt mỏi, stress.
Bước 6: Tiếp tục theo dõi cân nặng thường xuyên
Khi Pug đã đạt được trọng lượng mục tiêu, trong 1 năm đầu, bạn nên tiếp tục theo dõi cân nặng thay đổi hàng tháng. Sau 1 năm ổn định cân nặng, tiếp tục theo dõi và duy trì chế độ ăn hợp lý đồng thời theo dõi cân nặng 3 tháng 1 lần.
Quá trình theo dõi này giúp bạn quyết định nên cho Pug ăn với chế độ thế nào thì hợp lý. Tuy nhiên, thông thường, khi Pug đã trở về cân nặng lý tưởng, bạn có thể tiếp tục cho cún ăn theo chế độ hiện tại.
Trong một số trường hợp, có những bé Pug sẽ giảm cân chậm và khó hơn do các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cản trở hoạt động trao đổi chất, tiêu hao mỡ thừa. Khi đó, bạn hãy đưa các bé đi xét nghiệm máu, tìm ra yếu tố cản trở cũng như loại trừ các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng xấu đến cún mặt xệ.
Cách chăm sóc chó Pug béo phì ở nhà
Béo phì ở chó Pug hoàn toàn có thể được kiểm soát ngay tại nhà. Cụ thể hơn, việc giảm cân và kiểm soát dinh dưỡng cần nỗ lực của cả gia đình.
Tất cả thành viên trong nhà phải nhận thức được chó đang thực sự béo phì và cam kết đồng hành với chế độ giảm cân của chúng.
Hãy ghi chú lượng tiêu thụ thức ăn (trong bữa chính và bữa ăn vặt) và trọng lượng cơ thể chó để theo dõi. Nếu gia đình có nhiều người, hiệu quả nhất là một người chịu trách nhiệm cho ăn và những thành viên khác cho chó Pug tập thể dục.
Để đạt được hiệu quả giảm cân đáng kể, chế độ ăn uống phải được thay đổi thành chế độ trị liệu đặc biệt được vạch ra để giảm cân. Giảm lượng ăn hằng ngày thường không hiệu quả.
Chủ nuôi nên kiểm soát chính xác lượng thức ăn tiêu thụ và giảm thiểu đồ ăn vặt. Nếu cần cho ăn vặt, cho chó ăn loại ít calo như bỏng ngô hoặc rau củ (như cà rốt).
Tái khám sau 4 tới 6 tuần để theo dõi quá trình giảm cân vì kế hoạch cho ăn cần được điều chỉnh. Khi chó của bạn gần đạt được trọng lượng cơ thể lý tưởng, lượng calo phải ít hơn nữa để duy trì việc giảm cân.
Hầu hết các chú chó đều cần một kế hoạch giảm cân từ 8 tới 12 tháng để đạt được cân nặng chuẩn. Nhiều con chó đạt được trọng lượng cơ thể lý tưởng hoặc gần lý tưởng khi chủ nuôi hoặc cả gia đình đồng lòng cùng kế hoạch nâng cao sức khỏe cho chúng.
Hầu hết các chủ nuôi tiếp tục cho ăn chế độ ăn kiêng giảm cân với liều lượng thức ăn cao hơn để duy trì trọng lượng lý tưởng cho thú cưng của họ.
Những khuyến nghị giảm cân cụ thể phụ thuộc nhiều vào các bệnh lý khác mà chó Pug đang gặp phải, bao gồm:
- Tiêu thụ calo quá mức: Một khi đã đạt được cân nặng lý tưởng, nên tiếp tục sử dụng thực phẩm có lượng calo thấp, các món ăn và đồ ăn nhẹ nên được giảm thiểu và phải tập thể dục đều đặn.
- Đái tháo đường: Thăm khám lại thường xuyên để theo dõi liều và hiệu quả của insulin. Cũng nên kiểm tra trọng lượng cơ thể thường xuyên.
- Suy giáp: Cần thăm khám thường xuyên để theo dõi liều và hiệu quả của điều trị suy giáp. Trọng lượng cơ thể cũng cần được kiểm tra liên tục.
- Nồng độ tuyến giáp trong máu cao/thấp: cũng nên được kiểm tra thường xuyên đặc biệt nếu chó đang giảm cân.
- Bệnh cường giáp: Cần khám lại thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh. Cũng nên kiểm tra trọng lượng cơ thể thường xuyên.
Một chú chó mập sẽ rất đáng yêu và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát việc tăng cân của chó để tránh bệnh béo phì.
Lời kết
Hy vọng rằng những chia sẻ về việc giảm cân cho Pug đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy nhớ rằng, Pug có cơ thể cân đối không chỉ đẹp và còn có sức khoẻ tốt để sống mạnh khoẻ nhất.
Trong quá trình cùng Pug giảm cân, đừng nôn nóng mà hãy chậm rãi. Bởi vì không ai có thể giảm cân và thon thả sau một đêm.
https://youtu.be/lU3KUYYqCLQ