Hướng dẫn cách nuôi chó Pug “mặt xệ” chuẩn nhất 2021

Với cái tên đáng yêu “chó mặt xệ” – Chó Pug là giống chó hoàng gia được yêu thích từ rất lâu đời. Sở hữu thân hình mũm mĩm, tròn, mập mạp với 4 chân ngắn tũn vô cùng đáng yêu. Tuy nhiên, cách nuôi chó Pug có một vài điểm mà bạn cần lưu ý để đảm bảo chúng vui vẻ và khoẻ mạnh. Không đơn thuần là chế độ ăn uống, vui chơi, luyện tập mà bạn cũng phải chú ý đến các khâu vệ sinh cũng như theo dõi thể trạng của chúng theo từng giai đoạn. Hãy cùng Petme khám phá cách nuôi chó Pug (cách nuôi chó mặt xệ) một cách hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách nuôi chó Pug “mặt xệ” chuẩn phong cách hoàng gia
Hướng dẫn cách nuôi chó pug “mặt xệ”

Cách chăm sóc chó Pug tốt nhất

1. Chải chuốt cho chó Pug

Lau rửa các nếp gấp trên mặt chó hàng tuần.

Những nếp gấp trên mặt chó pug có thể dính thức ăn, nước bọt, bụi đất và các thứ sạn bẩn khác bốc mùi khó chịu và gây kích ứng. Bạn cần dùng tăm bông nhúng nước ấm để lau sạch cho chó. Lau dọc theo các nếp gấp quanh mũi và mắt chó, cẩn thận đừng để tăm bông chạm vào mắt, lỗ mũi hoặc miệng chó.

  • Đừng để các nếp gấp còn ẩm sau khi lau, vì độ ẩm có thể gây kích ứng thêm. Dùng khăn hoặc bông gòn lau khô cho chó.
  • Mặc dù việc này được khuyến nghị thực hiện mỗi tuần một lần, nhưng bạn có thể lau rửa cho chó thường xuyên hơn khi thấy chú chó của bạn bắt đầu bốc mùi.

Chải lông cho chó mỗi tuần 1-2 tuần.

Chó pug là giống chó rụng lông, và không có cách nào tránh khỏi điều này. Bạn có thể giữ cho bộ lông của chúng khỏe mạnh bằng cách chải lông mỗi tuần một hoặc hai lần bằng lược chải lông chó hoặc bàn chải chuyên dành cho chó khi rụng lông.

  • Việc chải lông chó pug thường xuyên cũng sẽ giúp đồ đạc trong nhà bạn khỏi bị dính lông chó.

Làm vệ sinh tai cho chó bằng loại dung dịch đặc biệt mỗi tuần một lần.

Đôi tai nhỏ xinh của chó pug lại có hình dạng dễ tích tụ bụi đất. Vì vậy, bạn cần làm vệ sinh tai cho chúng bằng dung dịch chuyên dành để làm sạch tai chó. Nhỏ dung dịch vào tai chó, sau đó dùng bông gòn lau sạch bên trong tai.

  • Không đẩy bông gòn vào ống tai của chó hoặc dùng tăm bông, vì điều này có thể làm tổn thương tai chó.
  • Nếu thấy có ráy tai kẹt sâu bên trong tai chó, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ thú y.

Tắm cho chó pug mỗi tháng một lần.

Bất kể chó của bạn có bẩn hay có mùi hôi hay không, lời khuyên vẫn là tắm cho chó pug mỗi tháng một lần. Đảm bảo mực nước tắm trong bồn không quá sâu để chó có thể đứng được. Dùng xà phòng chuyên tắm chó có bán ở hầu hết các cửa hàng thú cưng.

  • Nhớ xả nước kỹ sau khi tắm xà phòng cho chó. Xà phòng có thể đọng lại trong các nếp gấp, do đó bạn cần kiểm tra cẩn thận để đảm bảo chó được xả sạch hoàn toàn. Nhớ che cặp mắt nhạy cảm của chó pug khi xả nước.

Cắt móng cho chó nếu cần.

Chó pug không mài móng như các giống chó năng động khác, vì vậy cắt móng định kỳ cho chúng là việc quan trọng. Bạn có thể đem chó pug đến dịch vụ chải lông chó hoặc bác sĩ thú y để bấm móng cho chúng. Nếu muốn cắt móng cho chó ở nhà, bạn cần dùng kìm bấm móng chuyên dành cho chó để tránh nứt gãy móng. Luôn cắt bên dưới phần mềm ở giữa móng, gọi là tủy móng.

  • Việc cắt phạm vào tủy móng có thể khiến chó rất đau đớn. Nếu không trông thấy phần tủy móng vì móng chó màu tối hoặc đục, tốt nhất là bạn nên nhờ đến dịch vụ cắt móng chó chuyên nghiệp.

1. Cách nuôi chó Pug con

Thông thường bất kì ai muốn nhận nuôi chó thì đều được khuyên nên nhận nuôi từ bé để chúng có thời gian làm quen chủ cũng như dễ hòa nhập hơn. Chó Pug cũng vậy, nếu bạn có nhu cầu mua chó Pug con thì nên lựa chọn những chú từ 2 tháng tuổi trở lên. Đây là giai đoạn chó Pug đã cai sữa mẹ và cứng cáp, khỏe mạnh hơn. Lúc này, cách nuôi chó Pug con cũng dễ chịu hơn nhiều và giảm thiểu được những rủi ro không đáng có.

1.1 Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn (2 – 6 tháng tuổi)

1.1.1 Đối với chó Pug từ 2 đến 3 tháng tuổi

Giai đoạn này là giai đoạn chó Pug con mới bắt đầu tập ăn. Petme khuyên bạn nên cho chúng ăn đồ loãng và xay nhuyễn, bao gồm: tinh bột (cơm/cháo), thịt nạc và rau/củ/quả. Sau mỗi bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm sữa ấm cho chúng. Khẩu phần ăn giai đoạn này là 4 bữa/ngày, thời gian các bữa ăn cần cách đều nhau.

Một chú ý nhỏ, bạn tuyệt đối không cho chúng ăn đồ sống/tái. Những thực phẩm như tôm/cua//… và xương cũng không được cho chúng ăn.

1. Cách nuôi chó Pug con
Chó Pug con ngoài sữa mẹ thì cần tập ăn những thức ăn mềm và dễ hấp thu

1.1.2 Đối với chó Pug từ 3 đến 6 tháng tuổi

Cách nuôi chó Pug con giai đoạn này vẫn cần một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Chúng vẫn chưa ăn được xương và không thể ăn quá nhiều. Hệ tiêu hoá chưa ổn định khiến việc nạp quá nhiều thực phẩm sẽ làm chúng bị đau bụng và tiêu chảy. “Mặt xệ” chỉ nên ăn 2-3 bữa/ngày, bao gồm các thức ăn sau: cơm nhão, rau/củ/quả xay nhuyễn, thịt băm. Giai đoạn này bạn có thể cho chúng ăn thêm tôm/cua/cá…

1.1.3 Huấn luyện chó Pug con

Đứng lên, ngồi xuống hay đi vệ sinh đúng chỗ là những bài huấn luyện cơ bản bạn cần luyện tập cho chúng giai đoạn này. Việc này giúp chúng có những phản xạ có điều kiện, dễ dàng cho việc chăm sóc cho chúng sau này.

Chú ý trong bạn cần kiên trì trong quá trình huấn luyện cho chúng, Tuyệt đối không quá cưng chiều hoặc quá khắt khe với chúng trong quá trình luyện tập, huấn luyện.

Việc huấn luyện chó Pug con đòi hỏi sự kiên trì
Việc huấn luyện chó Pug con đòi hỏi sự kiên trì

2. Cách nuôi chó Pug trưởng thành

Ngoài 6 tháng tuổi là giai đoạn chó Pug con bước vào độ tuổi trưởng thành. Cách nuôi chó Pug trong giai đoạn này cũng khác biệt hơn nhiều so với thời điểm chúng còn nhỏ.

2.1 Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn

Cũng như những giống cảnh khuyển khác, Pug bắt đầu bước vào độ tuổi trưởng thành khi chúng đủ 6 tháng tuổi. Giai đoạn này, để cún có thể phát triển khỏe mạnh người nuôi cần quan tâm nhiều hơn trong chế độ dinh dưỡng cũng như cách huấn luyện Pug.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Protein: chiếm khoảng 20-25%. Thường có nhiều trong thịt, cá, nội tạng động vật.
  • Chất béo: chiếm khoảng 10-15%. Thường có sẵn trong thịt, không cần cung cấp thêm.
  • Tinh bột: chiếm khoảng 10-15%. Thường có trong cơm, khoai tây, khoai lang…
  • Chất xơ, canxi, vitamin và các khoáng chất khác: còn lại. Có trong rau/củ/quả, tôm/cua/ngao/…

Chó Pug trong giai đoạn này rất dễ bị béo phì, vì vậy bạn cần kiểm soát khối lượng thức ăn cho chó bởi chúng rất phàm ăn, cho ăn bao nhiêu hết bấy nhiêu. Thông thường, chỉ cần cho Pug ăn 2 bữa/ngày. Theo các nhà nghiên cứu, một chú chó Pug trưởng thành cần nạp lượng thức ăn từ 3 đến 4% trọng lượng cơ thể. Ví dụ: nếu cún cưng nhà bạn nặng khoảng 8kg thì mỗi bữa ăn khoảng 200g thức ăn.

Thức ăn cho chó Pug? Cách cho chó Pug ăn đủ dinh dưỡng

2.2 Cách huấn luyện

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bạn nên huấn luyện chó Pug từ khi chúng còn nhỏ. Khi đã huấn luyện chúng biết nghe lời và hiểu một số mệnh lệnh cơ bản thì giai đoạn này chỉ cần luyện tập thêm một số bài tập nhẹ để tăng cường sức khỏe. 

Bạn nên cho chúng ra ngoài tập thể dục hoặc đi dạo tối thiểu từ 15 đến 20 phút mỗi ngày. Giống chó này bản chất rất lười biếng, chúng có thể chỉ ăn và ngủ cả ngày. Vậy nên việc kích thích chúng vận động để tránh béo phì và khỏe mạnh hơn. Một số trò chơi kích thích vận động như: đuổi bắt, ném gậy, bắt bóng… 

Bạn không nên cho chúng luyện tập các bài tập nặng như: kéo lốp, chạy bền hay nâng tạ,… Chó Pug có sức bền kém, chúng rất nhanh mệt và cũng không phải giống chó lao động nên nếu ép chúng luyện tập nặng sẽ khiến chúng bị nôn mửa, khó thở.

Xem thêm: Các giống chó cảnh phổ biến tại Việt Nam

Pugk: Huấn luyện chó Pug khỏe hơn Pitbull - Chó Pug khỏe nhất Việt Nam là  đây - YouTube
Chó Pug trưởng thành nên được vận động tối thiểu 15-20 phút mỗi ngày

Huấn luyện chó Pug con

Để huấn luyện cún nghe lời, chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu từ những bài tập cơ bản như đi vệ sinh đúng chỗ cùng các mệnh lệnh: Đứng, ngồi, bắt tay,… Điều này không chỉ khiến cún nghe lời hơn mà còn giảm công chăm sóc nếu cún biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.

Huấn luyện chó Pug con
Bạn nên huấn luyện chó Pug ngay từ khi còn nhỏ

Cách huấn luyện Pug đi vệ sinh đúng chỗ như sau:

  • Bước 1: Tìm chỗ đi vệ sinh cố định dành cho Pug.
  • Bước 2: Quan sát kĩ, nếu Pug có biểu hiện đi vệ sinh như: Chạy lòng vòng, một chân nhấc lên, ngửi ngửi thì bạn phải nhanh chóng đưa cún vào ngay chỗ đi vệ sinh cố định kia.
  • Bước 3: Hô rõ câu lệnh: “Đi vệ sinh”. Việc hô câu lệnh như thế sẽ giúp chúng có phản xạ có điều kiện. Sau khi quen câu lệnh trên, mỗi khi bạn hô, Pug sẽ biết mình cần đi vệ sinh ngay.
  • Bước 4: Bạn hãy đợi Pug đi vệ sinh bằng được. Nếu không đi, bạn ép chúng phải ngồi đấy đến khi đi xong mới được đứng dậy.

Lặp đi lặp lại các bước trên mỗi ngày từ 2-3 lần. Sau một tháng bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt.

Huấn luyện chó Pug trưởng thành

Nếu từ nhỏ, bạn đã huấn luyện Pug biết nghe lời và hiểu một số mệnh lệnh cơ bản thì khi lớn, bạn chỉ cần cho cún tập thêm một số bài tập nhẹ tăng cường sức khỏe là được. Pug khá lười biếng, chỉ thích ăn và ngủ. Vậy nên, bạn cần kích thích chúng vận động nhiều hơn để đốt mỡ thừa, tránh bệnh béo phì.

Bạn nên dẫn Pug ra ngoài đi dạo và tập thể dục ít nhất 15-20 phút mỗi ngày. Một số bài tập đơn giản mà Petme nhận thấy các bé Pug rất thích chơi như: Bắt bóng, ném gậy, đuổi bắt… Pug không phải giống chó săn mồi nên chúng không biết đánh hơi tìm đồ vật hay vượt rào. Tuy nhiên, nếu thích, bạn vẫn có thể huấn luyện thêm vì Pug tiếp thu cực kì nhanh.

Pug cũng không phải giống chó lao động, bạn không nên cho chúng tham gia các hoạt động mạnh như: Nâng tạ, kéo lốp xe hay chạy bền. Sức chịu đựng của những anh bạn này cũng không dẻo dai, chúng rất nhanh mệt. Bạn đừng ép các bé tập luyện quá nặng sẽ dẫn đến hiện tượng khó thở, nôn mửa (do cấu tạo đường thở rất hẹp, gần như không có xương mũi).

3. Cách nuôi chó Pug trong thời kỳ sinh sản

3.1 Dấu hiệu nhận biết chó Pug mang thai

Những tuần đầu tiên của thai kỳ, thông thường, chó Pug mẹ sẽ có biểu hiện gì khác thường. Phải đến sau 9 tuần, chó mẹ mới có các biểu hiện rõ rệt ra ngoài. Các đặc điểm thường thấy như: bầu vú nở hơn, có tiết dịch màu trắng, hơi nhầy, phần eo và phần hông của chúng phình to hơn, kích cỡ bụng cũng to lên.

Tuy nhiên, những biểu hiện trên chỉ là đánh giá khách quan. Tốt nhất sau khi cho chúng phối giống từ 1 đến 2 tuần, bạn nên đưa Pug đến các cơ sở thú y để được các bác sĩ ở đây kiểm tra và đánh giá, kết luận cho chính xác nhất.

3.2 Cách nuôi chó Pug khi mang thai

Không khác gì con người, giai đoạn mang thai là giai đoạn cả chó mẹ và chó con trong bụng cần được chủ nhân quan tâm và theo dõi chặt chẽ. Điều đầu tiên mà bạn cần chú ý trong cách nuôi chó mặt xệ trong giai đoạn này là chế độ dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể chúng thông qua các khẩu phần ăn hàng ngày. Vì lúc này chất dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cả mẹ và con nên khẩu phần ăn hàng ngày sẽ cần chọn lọc kỹ càng hơn. Bạn có thể cho cún cưng của mình ăn từ 150-200g thịt (bò/gà/lợn nạc) cùng 1 quả trứng gà và sữa tươi.

3.2 Cách nuôi chó Pug khi mang thai
Chó pug giai đoạn mang thai cần được chú ý chế độ dinh dưỡng

Trong quá trình Pug mang thai, bạn phải cung cấp cho chúng đầy đủ các chất thông qua khẩu phần ăn hàng ngày. Có như thế thai kỳ mới khỏe mạnh. Mỗi ngày bạn nên cho chúng ăn từ 150-200 gram thịt (có thể là thịt bò hoặc thịt lợn nạc) cùng với 1 quả trứng gà, sữa tươi.

Trong những giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể cho “mặt xệ” ăn 3 bữa/ngày. Khẩu phần ăn sẽ tăng dần thành 4 bữa/ngày. Khoảng cách giữa các bữa ăn từ 3 đến 4 tiếng. Trong giai đoạn này, “ăn chín uống sôi” là điều nhất nhất phải tuân thủ. Ngoài ra bạn nên cho chó Pug mẹ tiêm phòng thai kỳ và khám thai định kỳ, đầy đủ tại các cơ sở khám/chữa bệnh thú y uy tín.

Cách chăm sóc chó Pug sinh sản

Thời gian mang thai trung bình của chó Pug giao động từ 65 đến 70 ngày. Điều này còn tuỳ thuộc vào việc chúng mang thai nhiều con hay ít con. Bạn cần ghi chép chính xác và cẩn thận từ ngày cho chó Pug đi phối giống. Cũng như thời gian bắt đầu có những biểu hiện thai kỳ để dự đoán được ngày dự sinh của chúng. Khi chúng sắp sinh thường sẽ có một số dấu hiệu như: rên rỉ (do đau đớn), hô hấp nhanh, bỏ ăn khoảng 1 ngày, đi lại tìm ổ/chỗ đẻ,…

Nếu như cún cưng của bạn xuất hiện những dấu hiệu trên. Bạn nên sắp xếp và vệ sinh sạch sẽ chỗ đẻ cho chúng. Khu vực đẻ cần kín đáo và ấm áp. Ngay khi chó Pug mẹ chuyển dạ, tốt nhất bạn nên gọi ngay bác sĩ thú y đến hỗ trợ phòng trường hợp khó sinh xảy ra. Thông thường trong trường hợp khi chó Pug mẹ chuyển dạ từ 1 đến 1,5 tiếng mà vẫn chưa sinh, bác sĩ thú y sẽ tiến hành mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả chó mẹ và chó con.

Khi sinh xong, bạn cần cho cún mẹ uống ngay một chút sữa ấm hoặc nước đường để chúng hồi năng lượng. Cho cún mẹ nằm vào nơi khô ráo, ấm áp để nghỉ ngơi, lấy lại sức.

Những ngày sau sinh, thực đơn chính của Pug mẹ sẽ là cháo thịt băm, mỗi ngày ăn 4-5 bữa. Đối với bé Pug mới sinh, bạn nên cho chúng bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng. Khi cún đủ 2 tháng tuổi mới được xuất chuồng và tập ăn thực phẩm ngoài.

3.3 Cách nuôi chó Pug mới sinh

Chó Pug bú sữa mẹ
Chó pug mới sinh cần được bú mẹ sớm nhất

Sau khi chúng sinh xong, chó mẹ cần được vệ sinh sạch sẽ, lúc này bạn nên cho chúng uống một chút sữa ấm. Bạn cũng nên cho chó con bú mẹ sớm nhất có thể để chúng tăng khả năng đề kháng từ những giọt sữa non đầu tiên. 

Thực đơn của chó “mặt xệ” sau khi mới sinh chủ yếu là cháo thịt băm cùng sữa ấm, từ 4 đến 5 bữa một ngày. Trong tháng đầu tiên, chó Pug con cần được bú mẹ hoàn toàn. Chúng có thể sẵn sàng đến với chủ mới sau 2 tháng tuổi.

Chăm sóc chó Pug như thế nào là hợp lý?

1. Môi trường sống thích hợp

Với kích thước khá nhỏ, bạn có thể dễ dàng nuôi chúng ở các tòa nhà, khu chung cư, căn hộ có diện tích vừa phải. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý chế độ vận động của chúng hàng ngày. Một đặc điểm nữa đáng chú ý, là khả năng thích nghi nhiệt độ của chúng rất kém. Vậy nên, nếu như thời tiết thay đổi thất thường bạn nên cho chúng ở trong nhà.

2. Cách bệnh thường gặp

  • Giống chó Pug thường mắc các bệnh về hô hấp, khó thở/ điều hoà nhiệt độ cơ thể kém.
  • Chúng còn dễ bị béo phì nếu như bạn không tích cực cho chúng vận động.
  • Mắt của chó Pug cũng rất dễ bị tổn thương, các bệnh thường gặp của chó Pug như: lồi mắt, xước giác mạc,…

Vậy là trên đây Petme đã chia sẻ với bạn các thông tin tổng hợp về cách nuôi chó Pug đúng phương pháp và hiệu quả. Nếu còn bất kì băn khoăn nào đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé. Petme rất vui nếu được chia sẻ cùng bạn những khoảnh khắc đáng yêu của cún cưng ngay bên dưới bài viết này nhé!

https://youtu.be/YNpU_PYIp5Y